6 tháng, Ninh Bình đón khoảng 7,2 triệu lượt khách
Drobna hleva
Đặt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp trên 7% GDP cả nước
Đặt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp trên 7% GDP cả nước
15-11-2023
Đại hội Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2025-2030 đặt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp trên 7% GDP cả nước.
Đại hội Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2025-2030 đặt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp trên 7% GDP cả nước.
Ngày 26/6, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030 với chủ đề Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh; đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm; đổi mới sáng tạo; quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến đã khai mạc trọng thể với tinh thần xuyên suốt: "Văn hóa là nền tảng - Thông tin là mạch dẫn - Thể thao là sức mạnh - Du lịch là nhịp cầu kết nối".
Đại hội có sự tham gia của gần 248 đại biểu, đại diện cho gần 3.000 đảng viên từ 58 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính phát biểu chỉ đạo tại đại hội. Ảnh: Trần Huấn
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, nhấn mạnh những kết quả tích cực, toàn diện mà Đảng bộ Bộ đã đạt được trong 5 năm qua. Các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin truyền thông đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận. Văn hóa tiếp tục được bảo tồn và phát huy, thể thao có bước tiến rõ nét, du lịch khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trở thành cầu nối hội nhập và lan tỏa hình ảnh đất nước; báo chí - truyền thông đóng vai trò "mạch dẫn tri thức - kết nối niềm tin giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân".
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, bốn lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đang đóng vai trò then chốt trong việc gìn giữ hồn cốt dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, lan tỏa niềm tin, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam. Trong công tác xây dựng Đảng, các cấp ủy đảng đã có nhiều đổi mới trong phương thức lãnh đạo, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, khơi thông nguồn lực phát triển.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu. Ảnh: Trần Huấn
Nhìn về nhiệm kỳ tới, Bộ trưởng nhấn mạnh: "Đảng bộ phải giữ được nhịp và tạo ra nhịp mới để đáp ứng yêu cầu thời đại". Ông khẳng định: "Phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, trong đó Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng. Văn hóa là hồn cốt dân tộc, là nguồn lực nội sinh bền vững".
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh, đây là đại hội điểm cấp trên cơ sở của Đảng bộ Chính phủ. Ông ghi nhận những đóng góp nổi bật của Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Phó Thủ tướng đề nghị Đảng bộ Bộ VHTTDL tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách về văn hóa, thúc đẩy công nghiệp văn hóa và công nghiệp giải trí; tạo đột phá trong phát triển du lịch, chuyển biến mạnh mẽ trong thể thao theo tinh thần "gia tăng sức mạnh mềm quốc gia từ văn hóa".
Bên cạnh đó, cần tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, báo chí hiện đại, nhân văn; phát triển phong trào thể dục thể thao; nâng tầm thương hiệu du lịch quốc gia, lan tỏa "nụ cười du lịch" mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Đại hội cũng đã công bố quyết định chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2025-2030 gồm 32 đồng chí; Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 9 đồng chí.
Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ nhiệm kỳ 2025-2030. Các Phó Bí thư gồm Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình và Phó Bí thư chuyên trách Nguyễn Tuấn Linh.
Đại hội đề ra những chỉ tiêu cụ thể trong nhiệm kỳ 2025-2030:
1. Hoàn thành 100% nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng giao trong chương trình xây dựng pháp luật hằng năm.
2. Phấn đấu hoàn thành các chỉ số, chỉ tiêu về phát triển văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch, báo chí và xuất bản đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng giao trong giai đoạn 2025-2030.
3. Phấn đấu số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên theo tiêu chí quy định đạt trên 45% dân số. Thể thao thành tích cao duy trì trong tốp 3 tại các kỳ SEA Games và trong tốp 20 tại các kỳ ASIAD; trong đó phấn đấu đạt từ 5 đến 7 Huy chương vàng tại các kỳ ASIAD, đạt Huy chương vàng tại các kỳ Olympic và Paralympic.
4. Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GDP cả nước. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
Phấn đấu các chỉ số phát triển du lịch năm sau cao hơn năm trước; số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng bình quân 20%-25%/năm; khách nội địa tăng từ 25%-30%/năm; tổng thu từ du lịch tăng bình quân từ 10-15%/năm.
5. Các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp trên 7% GDP cả nước.
6. 100% cán bộ, đảng viên học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng, Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I và Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2025-2030; các chỉ thị, kết luận, nghị quyết khác của Trung ương Đảng và đảng ủy các cấp.
7. 100% đảng bộ, chi bộ trực thuộc xây dựng Chương trình, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2025-2030, Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
8. 100% cán bộ, đảng viên đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
9. Phấn đấu 100% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 10-15% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 90% đảng bộ, chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 20% đảng bộ, chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trong nhiệm kỳ kết nạp ít nhất 250-275 đảng viên mới, bảo đảm chất lượng theo quy định của Điều lệ Đảng.
10. 100% đảng bộ, chi bộ tiến hành tự kiểm tra, giám sát; trong đó có ít nhất 20% đảng bộ, chi bộ được kiểm tra theo Điều 30 Điều lệ Đảng. Mỗi năm thực hiện giám sát theo chuyên đề từ 5-8 đảng bộ, chi bộ.
Objavi pripomočke
6 tháng, Ninh Bình đón khoảng 7,2 triệu lượt khách
Admin Hiệp hội
Modified 25 dni ago.
6 tháng, Ninh Bình đón khoảng 7,2 triệu lượt khách
26-06-2025
Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình vừa có báo cáo số 123/BC-SDL về kết quả công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.Báo cáo cho biết, dưới sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các tổ chức và cá nhân hoạt động du lịch cùng sự nỗ lực, đoàn kết của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, 6 tháng đầu năm 2025, Sở Du lịch nhìn chung đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định trong thực hiện các nhiệm vụ sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.
26/06/2025 | 14:19
Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình vừa có báo cáo số 123/BC-SDL về kết quả công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Báo cáo cho biết, dưới sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các tổ chức và cá nhân hoạt động du lịch cùng sự nỗ lực, đoàn kết của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, 6 tháng đầu năm 2025, Sở Du lịch nhìn chung đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định trong thực hiện các nhiệm vụ sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.
Ninh Bình đón khoảng 7,2 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm 2025
Công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh luôn chủ động, kịp thời, hiệu quả, công tác chỉ đạo, phối hợp, vận động trong hoạt động du lịch chặt chẽ, quyết liệt. Các doanh nghiệp du lịch đã chủ động trong việc chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Công tác quản lý quy hoạch, phát triển du lịch tiếp tục được duy trì thực hiện. 6 tháng đầu năm, Sở đã tham gia góp ý hơn 100 văn bản về các dự án đầu tư xây dựng, dự thảo Kế hoạch, Nghị quyết liên quan tới ngành Du lịch... 6 tháng đầu năm, Sở đã lập đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 báo cáo Ban thường vụ Tỉnh uỷ và tham mưu văn bản gửi UBND tỉnh Ninh Bình trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định; tiếp tục phối hợp triển khai Đề án “Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An”; Kế hoạch điều tra, đánh giá đa dạng sinh học phục vụ bảo tồn, tôn tạo Di sản; Kế hoạch điều tra, đo vẽ, lập bản đồ hiện trạng và phân vùng cảnh báo nguy cơ biến đổi địa chất trong khu Di sản...
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch có nhiều đổi mới, đa dạng, đồng thời ứng dụng hiệu quả các nền tảng số, mạng xã hội. Sở Du lịch thường xuyên cập nhật, đăng tải các văn bản pháp luật của Trung ương và của tỉnh; các thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch; nội dung tin, bài, hình ảnh về các hoạt động du lịch Ninh Bình. Duy trì tốt hoạt động quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ khách du lịch trên các trang thông tin điện tử của ngành bằng 3 ngôn ngữ (tiếng Việt, Anh, Pháp) và các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok, Twitter,… thu hút hơn 12,5 triệu lượt khách truy cập. Trong tháng đã viết và đăng tải hơn 1.200 bài viết, hình ảnh quảng bá du lịch Ninh Bình trên các trang thông tin điện tử và trên nền tảng số. Tiếp tục áp dụng công nghệ số chuyển đổi bài viết thành dạng audio, thường xuyên ghi hình, xây dựng video clip, slide giới thiệu du lịch Ninh Bình làm tư liệu phục vụ công tác quảng bá xúc tiến du lịch và tích hợp vào các bài viết trên website; triển khai các ấn phẩm điện tử để đăng tải trên các trang mạng xã hội và website để quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình.
Công tác xúc tiến du lịch được đẩy mạnh, có nhiều hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố. Công tác đảm bảo, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn giao thông ở các khu, điểm du lịch được đảm bảo tốt.
6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh ước đón 7,2 triệu lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách nội địa đón 6,26 triệu lượt khách, khách quốc tế đón 1,02 triệu lượt khách. Doanh thu ước đạt 7.715 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.
Hướng tới 6 tháng cuối năm 2025, Sở Du lịch sẽ tập trung vào 11 nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biết, trong đó, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, theo dõi các đơn vị kinh doanh du lịch tăng cường các điều kiện về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về kinh doanh du lịch, đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Xây dựng kế hoạch đón tiếp và làm việc với chuyên gia tư vấn quốc tế về khảo sát, đánh giá tình trạng bảo tồn di sản theo khuyến nghị của UNESCO và tư vấn công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý, khai thác giá trị Di sản và bồi dưỡng nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ Di sản (3 lớp).
Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác lập đồ án Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An - Tam Cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học tại Quần thể danh thắng Tràng An phục vụ công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới”; Đề án “Phát triển du lịch gắn với các di tích liên quan đến thời Trần trong Quần thể danh thắng Tràng An phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản”.
Triển khai công tác quản lý quy hoạch theo kế hoạch; đôn đốc các dự án đang duy trì kế hoạch tuần tra, giám sát công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Quần thể danh thắng Tràng An; đôn đốc, theo dõi, nắm bắt tình hình đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, cảnh quan môi trường, dự án xây dựng, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong khu Di sản; hướng dẫn, tuyên truyền các hộ dân, Ban Quản lý các di tích, Ban Quản lý các khu, điểm du lịch trong khu Di sản chấp hành đúng các quy định về quản lý xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích, xây dựng nhà ở và các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.